This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC SCHEMA.ORG

Bạn có biết các chuyên gia SEO khuyên chúng ta nên học gì vào chiến lược SEO năm 2020? Schema  là một trong những nội dung của SEO kỹ thuật quan trọng được nhắc đến, nó ví như một “viên ngọc ẩn” nếu bạn biết cách khai thác thì hẳn sẽ có kết quả tuyệt vời đến với website của bạn. Vậy Schema là gì? Công dụng của Schema? Các loại Schema? Trang web của tôi có thể áp dụng loại schema nào? Giờ mình cùng tìm hiểu dữ liệu có cấu trúc schema ha!

Dữ liệu có cấu trúc schema.org

Schema là gì?

Schema là một đoạn mã (code) đánh dấu các dữ liệu trên website. Mục đích cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung trang web. Nói đến code thì có nhiều bạn sẽ “sợ” bởi vì không biết, nhưng không sao vì bản thân của mình cũng có biết đâu. Mình cam kết, nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn bạn sẽ áp dụng được. Rất đơn giản! Bạn đừng lo.

Công dụng của Schema?

Ngoài việc giúp các công cụ tìm kiếm hiểu website hơn thì khi thêm mã cấu trúc schema vào HTML ở thẻ <head> sẽ giúp trang của bạn hiển thị ở kết quả tìm kiếm một cách nổi bật hơn (tùy vào từng loại schema sẽ có cách hiển thị khác nhau).

Các công cụ tìm kiếm sử dụng schema?

Các công cụ tìm kiếm công nhận có sử dụng schema là Google, Bing, Yandex, Yahoo!. Theo mình thấy kết quả hiện thị schema trên Google phổ biến nhất. Lý do là trang web của Kim Quang có triển khai schema FAQ (bạn có thể tìm kiếm trên Google “cho thuê văn phòng quận 2 site:chothuevanphonghcm.com” để xác minh) ở trên Google có cập nhật, nhưng bên Bing đến thời điểm mình viết bài này thì chưa.
Google là công cụ tìm kiếm áp dụng schema phổ biến nhất
Google là công cụ tìm kiếm áp dụng schema phổ biến nhất

Có các loại Schema nào?

Schema có rất nhiều loại. Bạn có thể xem đầy đủ các tài liệu đó trên schema.org. Trong bài viết này, mình sẽ cập nhật cho các bạn 27 loại schema được hướng dẫn bởi Google (Schema google). Hiện Google có thêm 2 schema đang thử nghiệm (khi nào có mình sẽ cập nhật sau)
1. Bài viết - Article
2. Đường dẫn (Tập hợp liên kết phân cấp) - Breadcrumb
3. Sách - Book
4. Băng chuyền - Carousels
5. Thông tin liên hệ của doanh nghiệp - Corporate Contact
6. Khóa học - Course
7. Bài đánh giá phê bình - Critic review
8. Tập dữ liệu - Dataset
9. Điểm xếp hạng tổng hợp về nhà tuyển dụng - Employer Aggregate Rating
10. Sự kiện - Event
11. Xác minh tính xác thực - Fact Check
12. Câu hỏi thường gặp - FAQ
13. Hướng dẫn – How to
14. Tin tuyển dụng - Job Posting
15. Phát trực tiếp - Livestream
16. Doanh nghiệp địa phương - Local Business Listing
17. Biểu trưng - Logo
18. Phim - Movie
19. Nghề nghiệp - Occupation
20. Sản phẩm - Product
21. Hỏi và đáp - Q&A
22. Công thức - Recipe
23. Đoạn trích đánh giá - Review snippet
24. Hộp tìm kiếm liên kết trang web - Sitelinks Searchbox
25. Ứng dụng phần mềm - Software App
26. Nội dung đăng ký và nội dung có tường phí - Subscription and paywalled content
27. Video

Trang web của tôi có thể áp dụng schema nào?

Nếu bạn đã xem mình liệt kê 27 loại trên đây thì bạn cũng biết phần nào về schema mình có thể sử dụng được. Ngoài ra các loại schema có thể áp dụng với đa số website như: đường dẫn, thông tin liên hệ, doanh nghiệp địa phương, biểu trưng, câu hỏi thường gặp (FAQ), hộp tìm kiếm liên kết trang web.
Một số gợi ý schema:
+ Website thương mại điện tử: Sản phẩm, đánh giá
+ Website tin tức: Bài viết, sự kiện (nếu có),
+ Website viết Blog: Bài viết, đánh giá
+ Website hướng dẫn: Hướng dẫn
+ Website nấu ăn: Công thức
+ Nhà hàng: Băng chuyền

Những lưu ý khi triển khai schema?

• Điều quan trọng nhất là bạn phải tuân thủ theo nguyên tắc schema (trong bài viết này mình không đề cập các nguyên tắc trang web của bạn đủ điều kiện xuất hiện trên kết quả tìm kiếm). Mỗi schema sẽ có một nguyên tắc riêng. Nội dung hướng dẫn thực hành từng schema mình sẽ nói rõ.
• Nếu website của bạn do một công ty cung cấp và bạn quản lý bằng hệ thống CMS (hệ thống quản trị nội dung) thì bạn nên yêu cầu công ty cung cấp website triển khai thêm 1 mục dành để chèn "mã schema" vào.
• Sử dụng plugin Header Footer Code Manager để cài đặt schema website wordpress. Có nhiều plugin có thể sử dụng schema cho website wordpress. Mình sử dụng plugin này mình có thể linh động thêm các schema vào tùy từng trang web. Vì mỗi trang web có thể sử dụng các schema khác nhau, một trang có thể nhiều schema.

Lời kết
Trên đây là đôi phần giới thiệu về schema cho bạn mới bắt đầu. Hi vọng sẽ giúp một phần nào cho các bạn. Trong nội dung hướng dẫn từng schema từ A – Z, đảm bảo các bạn sẽ hiểu là làm được một cách đơn giản.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này!
(Nguồn: Địa Ốc Kim Quang)

59 THUẬT NGỮ DIGITAL MARKETING

> Thứ 1 bạn cần vượt qua trở ngại tâm lý bằng việc trấn an bản thân: Ai cũng có thể học được Digital Marketing (gọi là tiếp thị kỹ thuật số, là hình thức tiếp thị trên thiết bị điện tử hay internet).
> Thứ 2 là bất kỳ ở một lĩnh vực nào cũng có thuật ngữ, các thuật ngữ Digital Marketing cũng vậy, nếu bạn không học thì bạn sẽ không hiểu được các vấn đề trong đó.
> Thứ 3, điều làm mình cảm thấy hào hứng nhất là khi bắt đầu thực hành, chỉ có điều này mới có thể nhanh chóng hiểu các thuật ngữ mà mình đã từng đau đầu vì nó.  
59 thuật ngữ Digital Marketing cần thiết
59 thuật ngữ Digital Marketing cần thiết

301 Redirect

Chuyển hướng 301 (Mã trạng thái 301): Một trang đã được chuyển vĩnh viễn tới vị trí mới. Thường dùng các mục đích: Thứ nhất, bạn đã di chuyển trang web của mình tới tên miền mới và bạn không muốn gián đoạn khi khách truy cập vào trang cũ. Thứ hai, là người dùng có thể truy cập vào trang web của bạn theo nhiều URL khác nhau, ví dụ bạn truy cập vào facebook bạn có thể vào địa chỉ facebook.com hoặc fb.com. Thứ ba, hợp nhất 2 trang web và muốn đảm bảo rằng các liên kết tới các URL cũ được chuyển hướng tới đúng trang.

302 Redirect

Chuyển hướng 302 (mã trạng thái 302): cũng giống như chuyển hướng 301, nhưng chuyển hướng 302 chỉ là tạm thời, thường thực hiện khi trang web đang bảo trì, và chủ website muốn người dùng xem một trang khác trong thời gian giới hạn.

Adsense

Hệ thống quảng cáo này do Google điều hành, cho phép chủ sở hữu trang web và những người muốn kiếm tiền bằng cách đăng quảng cáo trên các phần được chỉ định của trang web.

Alt

Thẻ mô tả hình ảnh. Khai báo cho các công cụ hiểu hình ảnh nói về điều gì
Anchor Text
Ví dụ: đoạn mã <a href=”https://chothuevanphonghcm.com/cho-thue-van-phong-quan-1/“>cho thuê văn phòng quận 1</a> sẽ hiển thị trên bài viết dưới dạng link như sau: cho thuê văn phòng quận 1 thì cho thuê văn phòng quận 1 được gọi là anchor text. Và khi người dùng click vào đó thì nó sẽ tự động nhảy đến liên kết chứa nó.
Analytics
Là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu về lượng truy cập trang web. Có nhiều ứng dụng phân tích trang web giúp chủ sở hữu có thể xác định phần nào hiệu quả của trang web. Trong đó Google Analytics được coi là công cụ miễn phí hàng đầu.
Analytics là phân tích dữ liệu về lượng truy cập trang web

Backlink

Là liên kết đến trang web. Backlink là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng. Có 2 cách đặt back link. Với từ khóa là cho thuê văn phòng quận 3, các bạn có thể để link trần ví dụ https://chothuevanphonghcm.com/cho-thue-van-phong-quan-3/ hoặc từ/cụm từ chứa từ khóa cho thuê văn phòng quận 3 (Phần này sẽ có bài viết chuyên sâu hơn)

Bookmark

Đánh dấu trang. Khi bạn thấy trang nào có giá trị và bạn muốn quay lại lần 2 thường bạn sẽ nhấn vào ngôi sau phía sau URL trên trình duyệt, và trang đó sẽ lưu lại. Hoặc không bạn thử nhấn "Ctrl + D" + Enter là một thao tác bàn phím giúp bạn đánh dấu nhanh trang yêu thích
Bookmark là đánh dấu/lưu lại trang yêu thích trên trình duyệt của bạn

Bot

Bot còn gọi là thu thập thông tin. Thường dùng để chỉ 1 phần mềm được các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc cốc, Bing, … khám phá và lập chỉ mục trang web.

Bounce Rate

Tỉ lệ thoát trang. Tỉ lệ phần trăm của người rời khỏi trang web. Hiện tại, tỉ lệ thoát trang đánh giá thông tin chất lượng/liên quan với người truy cập. Thông tin bạn đủ chất lượng sẽ khiến người dùng ở lại lâu hơn. Google sẽ đánh giá cao website của bạn. Năm 2019 nội dung chất lượng là yếu tố hàng đầu để xếp hạng website

Breadcrumbs

Phân cấp trang. Thẻ điều hướng tập hợp nhiều liên kết để người dùng biết mình đang ở vị trí nào của website. Ví dụ: Trang chủ > quận 1

Canonical

Đây là một thẻ rel = “canonical” để đánh dấu các trang có nội dung giống nhau và cho các công cụ tìm kiếm hiểu và lập chỉ mục cho 1 trang chuẩn

Clickthrough Rate

Là tỉ lệ nhấp vào website/chiến dịch quảng cáo, tỉ lệ này được tính bằng số người nhấp vào liên kết chia cho số người đã xem trang web/quảng cáo

CPC

Chi phí mỗi lần nhấp, là khi chủ sở hữu website sử dụng công cụ quảng cáo của Google, Bing, hay Cốc cốc phải trả tiền khi có người click vào quảng cáo.

CPM

Nếu PCP là chi phí mỗi lần nhấp, thì CPM là chi phí trả cho số lần (1000 lần) hiển thị quảng cáo.

CSS

Là ngôn ngữ được các nhà phát triển web sử dụng để định dạng thiết kế bố cục của website như màu sắc, font, hình nền, …

Direct Traffic

Lưu lượng truy cập trực tiếp của trang web, bao gồm khách nhập thủ công URL vào trình duyệt hoặc từ dấu trang

DA, PA

Đánh giá uy tín và sức mạnh của website. DA đánh giá cho toàn trang, PA đánh giá cho từng trang, từng chuyên mục

Domain

Tên miền, là địa chỉ website của bạn. Ví dụ trang web của Kim Quang có tên miền là chothuevanphonghcm.com

Duplicate Content

Nội dung trùng lặp. Trên trang web của bạn có hơn 2 URL hiển thị cùng nội dung hoặc nội dung giống nhau quá nhiều. Điều này khiến cho công cụ tìm kiếm không phân biệt được trang nào là trang chính tắc. Điều ảnh có thể ảnh hưởng đến điểm SEO của bạn.

Embed

Nhúng thêm nội dung từ một trang web khác (như video YouTube, Google Forms, v.v.) vào các trang của riêng bạn.

External Link

Liên kết ngoài. Điều này muốn người đọc đi đến một trang web khác

FAQ

Câu hỏi thường gặp. Nơi khách truy cập có thể xem các câu hỏi phổ biến về nội dung được đề cập.

Header Image

Ảnh tiêu đề là hình ảnh chính toàn chiều rộng, thường được xem ở đầu trang web.

Heading Tag

Thẻ tiêu đề được sử dụng để cung cấp cấu trúc cho nội dung. Thẻ tiêu đề tuân theo phân cấp từ trên xuống từ <h1> đến <h6>

Homepage

Trang chủ của một website

HTML

CSS là ngôn ngữ để "làm đẹp" cho web, còn HTML là ngôn ngữ dùng để tạo trang web

HTTP

Giao thức truyền siêu văn bản thường thấy trước www của 1 URL để truyền tải nội dung từ web server đến các trình duyệt và ngược lại

HTTPS

Cũng tương tự như HTTP, HTTPS là giao thức truyền siêu văn bản an toàn, bảo vệ dữ liệu toàn vẹn và bảo mật giữa máy tính của người dùng và trang web. Google khuyến khích bạn nên sử dụng HTTPS để bảo vệ kết nối của người dùng với trang web của bạn, bất kể nội dung trên trang web. Google xác định web bạn có an toàn với người dùng hay không.
HTTPS là giao thức truyền siêu văn bản an toàn

Hyperlink

Siêu liên kết hoặc đơn giản là 'liên kết', kết nối một yếu tố trong một trang (như văn bản, nút hoặc hình ảnh) với một phần khác của trang hoặc một trang web khác. Liên kết nằm trong cùng một trang web, đây được gọi là liên kết nội bộ. Khi liên kết hướng người dùng đến một trang trên một trang web khác, đây được gọi là liên kết bên ngoài.

Inbound Link

Có thể gọi là backlink, liên kết một trang web đến từ trang web khác nhau.

Index

Chỉ mục công cụ tìm kiếm là một trang lưu trữ cho tất cả dữ liệu được thu thập bởi công cụ tìm kiếm.

Internal Link

Liên kết nội bộ, là liên kết giữa các trang với nhau trong cùng 1 trang web

Keyword

Từ khóa. Là một cụm từ hoặc thuật ngữ nào đó để khớp với những gì người dùng tìm kiếm. Để có được từ khóa tối ưu bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng hoặc người tìm kiếm, để xem người tìm kiếm họ sẽ nói/nghĩ điều gì
Từ khóa tốt phải hiểu được người tìm kiếm truy vấn gì

Landing Page

Là một trang web khác dùng để thu hút người truy cập. Mục đích là chuyển đổi người dùng để lại thông tin hoặc thúc đẩy mua sản phẩm dịch vụ.

Link

Tương tự như Hyperlink

Link Building

Trong SEO, xây dựng liên kết từ các trang web bên ngoài, để liên kết đến một trang trên trang web của bạn. Đây là một trong nhiều chiến lược SEO để tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.
Link Building là xây dựng liên kết từ các trang web bên ngoài

Long-Tail Keyword

Từ khóa đuôi dài là cụm từ tìm kiếm được nhắm mục tiêu chứa ba từ trở lên. Nó thường bao gồm một thuật ngữ chính + từ bổ sung. Các từ khóa đuôi dài cụ thể hơn, tìm kiếm ít hơn. Tuy nhiên, những người đang tìm kiếm từ khóa đuôi dài thường có trình độ cao và có khả năng chuyển đổi hơn.

Marketing Automation

Tiếp thị một cách tự động ví dụ như email chào mừng, lời nhắc hoặc lời chúc mừng sinh nhật. Bằng cách thu thập thông tin liên hệ và thông tin cá nhân từ khách truy cập trang web và khách hàng hiện tại, phần mềm tự động có thể gửi tin nhắn tùy chỉnh đến khách truy cập, người dùng hoặc khách hàng.

Meta Description

Là thẻ mô tả meta mô tả ý nghĩa của trang web. Mô tả meta, như thẻ tiêu đề, không hiển thị khi người dùng xem trang web; nó được hiển thị bên dưới tiêu đề trong kết quả tìm kiếm và trong bản xem trước khi một liên kết đến một trang được chia sẻ trong các kênh truyền thông xã hội. Các công cụ tìm kiếm thường cắt các đoạn mã dài hơn 160 ký tự, vì vậy thẻ mô tả tốt nhất là 160 ký tự

Noindex

No Index là một giá trị được sử dụng để báo cho các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc cốc hoặc Bing không lập chỉ mục một trang web. Khi một trang web không được lập chỉ mục, có nghĩa là mọi người sẽ không tìm thấy nó trong kết quả tìm kiếm. 

On-Page Optimization

Tối ưu hóa trên trang, còn được gọi là SEO On-Page, là các biện pháp có thể được thực hiện trong một trang web để cải thiện vị trí của nó trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Có nhiều yếu tố SEO On-page (Phần này có nội dung chuyên sâu)

Off-Page Optimization

Tối ưu hóa ngoài trang, còn được gọi là SEO Off-Page, là các phương pháp có thể được áp dụng để cải thiện thứ hạng của trang web thông qua các phương tiện quảng cáo, bên ngoài, …

Organic Traffic 

Lưu lượng truy cập không phải trả tiền đề cập đến những khách truy cập vào trang web của bạn thông qua các kết quả không phải trả tiền. Khi một người tìm thấy một trong các trang của bạn thông qua truy vấn tìm kiếm trực tuyến và nhấp vào kết quả không nằm trong "quảng cáo" đó được coi là lưu lượng truy cập không phải trả tiền.

Pageview

Số lượt khách xem trang web. Khách truy cập vào 1 trang trên web được tính 1 lần xem. Nếu khách truy cập đến trang khác trên web của bạn và nhấn nút quay lại được tính xem lần 2. Nếu khách làm mới trang (F5) được tính xem trang lần thứ 3

Plugin

là một phần mềm bổ trợ mà bạn có thể cài đặt vào chương trình để thêm chức năng

Query

Truy vấn. Là từ hoặc cụm từ mà người tìm kiếm nhập vào công cụ tìm kiếm như Google, Cốc cốc, Bing, …

Responsive Design

Thiết kế web thân thiện với các thiết bị người xem sử dụng. Đây là một trong những yếu tố SEO trong những nằm gần đây.

Remarketing

Tiếp thị lại, đây là một hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép trang web hiển thị quảng cáo lặp lại sản phẩm với người đã tìm kiếm. Nói rõ hơn là: khi họ đi duyệt trang web khác thì sản phẩm của trang web cũ họ đã tìm kiếm sẽ hiện lên lại trên thiết bị khi họ trực tuyến.

Root Domain

Đây là tên miền gốc, tên miền gốc của Kim Quang là chothuevanphonghcm.com. Trong tên miền gốc có thể chứa nhiều tên miền phụ và URL, ví dụ Kim Quang tạo 1 blog làm tên miền phụ thì sẽ là blog.chothuevanphonghcm.com

SEO

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là cải thiện khả năng hiển thị của website trong các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc cốc, Bing, … Bạn vẫn xuất hiện trên kết quả Google ở Top 1, 2, 3, … mà không phải trả tiền cho quảng cáo.
SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Server

Máy chủ, để lưu tất cả các tệp tạo nên một trang web.

Sitemap

Sơ đồ trang web. Là một tệp liệt kê tất cả các trang cần được lập chỉ mục của trang web. Giúp các công cụ tìm kiếm (bot thu thập thông tin) dễ dàng trong việc tìm thấy các trang của bạn

SMM

Viết tắc bởi từ Social Media Marketing là một hình thức tiếp thị được thực hiện thông qua các kênh MXH như Facebook, Twitter, Instagram, Linkedin, Pinterest, …

SSL

Là lớp cổng bảo mật kết nối an toàn giữa máy chủ web và trình duyệt của khách truy cập. SLL sẽ được bảo bật thông tin cá nhân (như mật khẩu, thẻ tín dụng, ...) khi người dùng nhập vào website có chứng chỉ SLL.

Title Tag

Đây là thẻ tiêu đề. Nộ dung của thẻ tiêu đề không hiển thị khi người dùng xem trang web, nó được hiển thị trong kết quả tìm kiếm và trong bản xem trước khi được chia sẻ qua các trang MXH

URL

Ví dụ: Khi người dùng search từ khóa cho thuê văn phòng, sẽ cho ra các đường dẫn như https://chothuevanphonghcm.com/. Đây là 1 URL. 
URL: Liên kết đầy đủ để đưa người dùng đến 1 trang web.

Visit

1 visit = một lượt truy cập vào website

Visitor

1 visitor = một người truy cập vào website

Bài viết này mình đã cố gắng chọn lọc những thuật ngữ cơ bản nhất trong giai đoạn ban đầu tìm hiểu về Digital Marketing. 
Kỳ tới mời các bạn đón đọc bài viết: Lý do khiến website của bạn không được xếp hạng cao
Mọi đóng góp ý kiến vui lòng comment bên dưới, rất cảm ơn các bạn đã quan tâm!

(Nguồn: Địa Ốc Kim Quang)

SCHEMA CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Schema FAQ hiển thị như thế nào?

Schema câu hỏi thường gặp FAQ sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google (tính năng này có thể hiện thị trên máy tính để bàn và thiết bị di động) như sau:
Schema câu hỏi thường gặp FAQ hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google

2. Nguyên tắc schema FAQ?

• Sử dụng schema FAQ cho website có danh sách các câu hỏi và câu trả lời - do chính website đưa ra, và người khác không thể gửi câu trả lời thay thế.
Ví dụ như các câu hỏi thường gặp liên quan tới sản phẩm bạn bán, các câu hỏi thường gặp khi sử dụng dịch vụ của bạn. Gợi ý những câu hỏi và câu trả lời: giá niêm yết, thương hiệu, quy định về chính sách vận chuyển, điều khoản, thuật ngữ, …
• Câu hỏi và câu trả lời đầy đủ. Câu trả lời phải liên quan đến câu hỏi đưa ra.
• Không sử dụng với mục đích quảng cáo. Ngoài ra, câu hỏi và câu trả lời không chứa các nội dung tục tĩu, bạo lực, …
• Những câu hỏi phải nằm trên website (có thể nằm trong nội dung bài viết, hoặc nằm một phần nào đó trên trang cần chèn schema), không được ẩn với người dùng.

3. Viết schema FAQ

Ngôn ngữ mình dùng viết shcema là JSON-LD, đây là ngôn ngữ Google khuyên dùng. Ngoài ra còn có 2 ngôn ngữ khác là Microdata và RDFa. Ở đây mình hướng dẫn ngôn ngữ JSON-LD. Mình đã chuẩn bị một đường link đã có mã sẵn. Bạn chỉ vào chỉnh sửa và kiểm tra kết quả cho tiện.
Bước 1. File word - chứa danh sách câu hỏi và câu trả lời bạn cần đưa vào website.
Bước 2. Vào đường link này để đến trang mình đã chuẩn bị sẵn cho bạn (chỉ quan tâm đến đoạn mã sau đường gạch).
Bước 3. Thay các “câu hỏi 1,2,3,4” và “câu trả lời 1,2,3,4” bằng danh sách câu hỏi và câu trả lời trong file word của bạn.
GỢI Ý: Câu trả lời bạn cũng có thể chứa nội dung HTML như liên kết, danh sách. Bao gồm các thẻ HTML cho phép như: <h1> đến <h6>, <br>, <ol>, <ul>, <li>, <a>, <p>, <div>, <b>, <strong>, <i> và <em>. (Không có cũng không sao. Bạn nào chưa biết HTML có thể tìm hiểu thêm)
Hướng dẫn cài schema FAQ
Bước 4. Sau khi thay câu hỏi bấm “CHẠY THỬ NGHIỆM” – đánh capcha (nếu có) – Chạy xong nếu hiện kết quả màu xanh là OK.
Bước 5. Lưu lại mã schema FAQ (từ sau đường gạch – là từ đoạn <script type="application/ld+json">)

4. Chèn schema và website

Mình có nói qua trong bài viết cấu trúc có dữ liệu schema ở phần “những lưu ý khi sử dụng schema”. Nếu bạn chưa đọc có thể đọc lại để biết thêm 27 schema Google đang triển khai.
Xem thêm 27 schema Google triển khai trong bài viết dữ liệu có cấu trúc schema
Bài này mình cũng ghi chú lại:
“ • Nếu website do một công ty cung cấp và bạn quản lý bằng hệ thống CMS (hệ thống quản trị nội dung) thì bạn nên yêu cầu công ty cung cấp website triển khai thêm 1 mục dành để chèn "mã schema" vào.
• Sử dụng plugin Header Footer Code Manager để cài đặt schema website wordpress. Có nhiều plugin có thể sử dụng schema cho website wordpress. Mình sử dụng plugin này bởi tính linh hoạt. Vì mỗi trang web có thể sử dụng các schema khác nhau, một trang có thể nhiều schema.
• Nếu bạn sử dụng website ứng dụng như havana, wix, … Bạn không biết vị trí nào có thể comment bên dưới hoặc gửi yêu cầu để mình có thể trợ giúp cho bạn.”

5. Hướng dẫn chèn schema FAQ trên website wordpress

Bước 1. Cài plugin Header Footer Code Manager.
Bước 2. Kích hoạt và cài đặt. Sau đó chọn cài mới 
Bước 3. Điền thông tin. Dưới đây giải thích một số từ trong phần cài đặt:
Snippet Name
Tên Schema
Site Display
Trang cần chèn schema
    + Site Wide
Trên toàn trang web
    + Specific Posts
Bài viết cụ thể (có thể chọn nhiều bài viết)
    + Specific Pages
Trang cụ thể (có thể nhiều trang)
    + Specific Categories
Danh mục (có thể nhiều danh mục)
    + Specific Posts Types
Các loại bài viết
    + Specific Tags
Các tag
    + Lasterst Post
Bài viết mới nhất
Location
Vị trí chèn code vào website (Tất cả các mã schema bạn chọn Header)
Device Display
Hiển thị trên thiết bị
    + Show on All Devices
Trên tất cả thiết bị
    + Only Desktop
Chỉ trên desktop
    + Only Mobile Devices
Chỉ trên thiết bị di động
Status
Trang thái
    + Active
Hoạt động
    + Inactive
Không hoạt động

Chèn đoạn mã schema FAQ vào trong khung Snippet / Code.
Bước 4. Lưu lại (Save)
Bạn có thể xem video hướng dẫn chèn schema worpress:
Video hướng dẫn chèn schema

6. Kiểm tra website có đủ điều kiện hiển thị kết quả nhiều định dạng

Sau khi đã chèn schema vào website xong. Bạn vào lại đường link công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc
Công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc
Nhập URL bạn vừa chèn schema. Và kiểm tra nếu có mục FAQ mà không bị báo lỗi là bạn đã thành công rồi nhé! 
Kiểm tra schema FAQ thành công

7. Khai báo URL đã thêm schema lên Google

Sau tất cả các công việc ở trên, bạn vào Google Search Console để gửi URL vừa thêm schema để yêu cầu Goolge thu thập lại trang. Chờ trong 3 ngày, sau 3 ngày nếu vẫn chưa có kết quả bạn yêu cầu lại.Chúc bạn thành công!

(Nguồn: Địa Ốc Kim Quang)